English

Tổng quan về MongoDB

nhi.jpeg

Tác giả

Lê Thị Ý Nhi

23/01/2023

Chia sẻ

mongo-db-thumbnail.png

1. MongoDb là gì?

MongoDb là hệ cơ sở dữ liệu NoSQL, nó có nghĩa là cơ sở dữ liệu không có quan hệ. Không giống như SQL hay AdminPHP, MongoDb tương tự như tài liệu JSON là một cấu trúc dữ liệu bao gồm các cặp trường và giá trị. Giá trị của trường có thể là các  document hay các mảng và các cặp trường và giá trị giữa các collection cũng không ràng buộc lẫn nhau. Ưu điểm của MongoDB là linh hoạt trong lưu trữ các kích cỡ dữ liệu khác nhau. Vì được cất giữ dưới dạng JSON nên bạn thoải mái chèn thông tin tùy theo nhu cầu. Quá trình kiểm tra sự tương thích khi thêm, xóa hoặc cập nhật data nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

mongodb1.png

2. Các thành phần trong mongoDb.

Dưới đây là một số thành phần có trong MongoDb:

Database: là một cơ sở dữ liệu của tập hợp các collection khái niệm này cũng giống như database bên SQL hay AdminPHP.

Collection: collection tương đương với một bảng trong MySQL chưa tập hợp các document và các collection không có bất cứ quy định nào về cấu trúc. 

Vd: Nest được gọi là một database chứa 2 collection là cats và users

mongo2.png

Document: Document là một bảng ghi trong một collection, bao gồm các cặp trường và giá trị. 

Vd: Một document của collection cats, cat có các trường name và age với các giá trị Xù và 3. 

mongo3.png

Field: là một cặp trường và dữ liệu, nó tương tự như một cột trong MySQL. Một document có thể chưa một, nhiều hay không hề có một field nào.

Như ví dụ bên trên thì một field là name: “Xù”

_id: _id là một đặt biệt và bắt buộc phải có trong MongoDb, nó tương tự như khi bạn khai báo một cột mã của 1 bảng, nó là giá trị duy nhất của một document và giúp phân biệt giữa các document khác. Nó là bắt buộc thế nên nếu bạn có quên tạo thì đừng lo MongoDb sẽ tự động tạo nó cho bạn. 

Cursor: Trong MongoDB, khi phương thức find() được sử dụng để tìm các documents có trong collection, thì phương thức này trả về một con trỏ sẽ trỏ đến các documents của colletion, bây giờ con trỏ này được gọi là cursor.

JSON: là tiêu chuẩn cực kỳ phổ biến để trao đổi dữ liệu trên web, là định dạng trao đổi dữ liệu mà con người có thể đọc được. Các đối tượng JSON là một thùng chứa trong đó một trường sẽ được ánh xạ tới một giá trị.

3. Các kiểu dữ liệu trong mongodb.

Chuỗi: Đây là kiểu dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất để lưu giữ dữ liệu. Chuỗi trong MongoDB phải là UTF-8 hợp lệ.

Số nguyên: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu một giá trị số. Số nguyên có thể là 32 bit hoặc 64 bit phụ thuộc vào Server của bạn.

Boolean: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu giữ một giá trị Boolean (true/false).

Double: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu các giá trị số thực dấu chấm động.

Min/ Max keys: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để so sánh một giá trị với các phần tử BSON thấp nhất và cao nhất.

Mảng: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu giữ các mảng hoặc danh sách hoặc nhiều giá trị vào trong một key.

Timestamp: Giúp thuận tiện cho việc ghi chép hoặc đánh dấu thời điểm một Document được sửa đổi hoặc được thêm vào.

Regular expression: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu giữ Regular Expresion.

Object: Kiểu dữ liệu này được sử dụng cho các Document được nhúng vào.

Null: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu một giá trị Null.

Binary data: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu giữ dữ liệu nhị phân.

Symbol: Kiểu dữ liệu này được sử dụng giống như một chuỗi, tuy nhiên, nói chung nó được dành riêng cho các ngôn ngữ mà sử dụng kiểu symbol cụ thể.

Date : Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu giữ date và time hiện tại trong định dạng UNIX time. Bạn có thể xác định date time riêng cho bạn bằng việc tạo đối tượng Date và truyền ngày, tháng, năm vào trong đó.

Object ID: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu giữ ID của Document.

Code: Kiểu dữ liệu này được sử dụng để lưu giữ JavaScrip code vào trong Document.

4. Công cụ hỗ trợ quản trị mongoDb

Tuy có khá nhiều công cụ hỗ trợ quản trị MongoDb như Cluster control, MongoDB Compass, Nosqlclient, Mongo Management Studio hay Studio 3T. Nhưng ở đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn MongoDB Compass. 

MongoDB Compass cung cấp chức năng đồ họa mạnh mẽ cho người dùng mà không cần ngôn ngữ truy vấn. Phần mềm này cũng hỗ trợ hiển thị cấu trúc và phân tích các tài liệu bên trong GUI trực quan chỉ khoảng vài giây.

Đặc điểm nổi bật của MongoDB Compass:

Người dùng dễ dàng khám phát toàn bộ dữ liệu trực quan.

Cho phép xem hiệu suất truy vấn.

Cung cấp nhanh thông tin chi tiết về hiệu năng truy vấn và tình trạng server.

Không cần phải viết dòng lệnh.

Tăng hiệu quả tiếp cận và tương tác tốt hơn với CRUD.

Giúp người dùng xem xét và đưa ra quyết định index, xác thực tài liệu…

Cài đặt MongoDB Compass:

Bước 1: Để tải xuống MongoDB Compass, bạn truy cập vào trang https://www.mongodb.com/download-center/compass?jmp=docs .

Bước 2: Bạn cần chọn bộ cài đặt và phiên bản bạn thích. Trình cài đặt GUI có sẵn dưới dạng gói .exe hoặc .msi hoặc tệp lưu trữ .zip.

Bước 3: Cuối cùng, Click vào nút tải xuống.

Bước 4: Click vào file cài đặt sau khi tải về hoàn tất.

Bước 5: Làm theo các cửa sổ bật lên để cài đặt MongoDB Compass GUI.

Bước 6: Sau khi được cài đặt, nó sẽ khởi chạy và yêu cầu bạn định cấu hình cài đặt quyền riêng tư và chỉ định tùy chọn cập nhật.

5. Kết luận

Trên đây là một vài giới thiệu của mình về MongoDB, bạn có thể tìm hiểu thêm về MongoDB trên trang chủ của MongoDB. Hi vọng hệ quản trị MongoDB có thể giúp bạn một phần trong công việc. 

Chia sẻ

Liên hệ